VPN (mạng riêng ảo)

VPN tạo kết nối ảo an toàn

(Giải thích kèm hình minh họa)

VPN cho phép bạn tạo ra một đường liên lạc ảo trực tiếp giữa hai máy tính mà không ai có thể xâm nhập. Dưới đây là thông tin về VPN, cách thức sử dụng VPN, và VPN có thể giúp bạn ra sao trên Internet.

Trong một thế giới hoàn hảo, bạn có thể tạo ra một liên kết an toàn giữa hai máy tính bằng dây cáp kết nối.

Thật không may điều này là thường phức tạp và tốn kém.

Tốt nhất là dùng một mạng lưới riêng tư ảo, hay VPN.

VPN tạo ra một đường hầm ảo an toàn giữa hai máy tính trên Internet công cộng.

Sử dụng VPN, cả máy tính và mạng lưới mục tiêu xác nhận tính chân thực của nhau.

VPN mã hóa dữ liệu của bạn trong những gói mà chỉ có bạn và mạng lưới của bạn sẽ hiểu được.

Đối với bất cứ ai xâm nhập đường liên lạc này, những dữ liệu trao đổi qua lại trông như những ký tự vô nghĩa.

Bạn cũng có thể sử dụng VPN để bảo vệ danh tính của mình, vượt những biện pháp chặn và tường lửa.

Người dùng có thể tránh kiểm duyệt của chính phủ và truy cập những website mà họ muốn xem bằng cách sử dụng kết nối an toàn của những máy chủ VPN để điều hướng ẩn danh.

VPN là gì?

VPN là từ viết tắt của Virtual Private Network (Mạng lưới Riêng tư Ảo). "Ảo" trong trường hợp này có nghĩa là bạn kết nối hai máy tính bằng cách sử dụng mạng Internet công khai, nhưng làm như vậy bằng cách tạo ra một kết nối an toàn và riêng tư. VPN đầu tiên được phát triển cho những nhân viên doanh nghiệp cần truy cập dữ liệu nhạy cảm từ xa trên máy chủ nhà ở nhà họ, và kể từ đó đã được sử dụng ngày càng nhiều và phổ biến.

VPN cho phép người dùng gửi và nhận mọi loại dữ liệu cá nhân bằng cách sử dụng cái thường được gọi là một "đường hầm" Internet.

Hãy nghĩ về VPN như thế này: có một mạng lưới máy tính ở đâu đó trên thế giới mà chỉ cho phép những người dùng cụ thể truy cập được, và bạn là một trong số những người đó, nhưng bạn chỉ có thể truy cập được thông qua Internet không an toàn.

Sử dụng VPN, cả máy tính và mạng lưới mục tiêu của bạn xác nhận tính chân thực của mỗi bên với nhau. Sau đó, VPN của bạn sẽ bọc dữ liệu của bạn ở cả hai đầu trong những gói được mã hóa mà chỉ có bạn và mạng lưới của bạn sẽ hiểu được. Đối với bất cứ ai xâm nhập đường liên lạc này, những dữ liệu trao đổi qua lại sẽ chỉ là những ký tự hoàn toàn vô nghĩa.

Có rất nhiều dịch vụ VPN khác nhau có sẵn với những cái tên như "PureVPN", "AirVPN" hoặc "VPN4All". Mỗi thứ cung cấp một tập hợp những dịch vụ riêng biệt và có chi phí nằm trong khoảng từ không mất đồng nào cho tới $80 một năm hoặc nhiều hơn.

Cách thức hoạt động

Dù đúng là VPN thiết lập một kết nối "đường hầm" an toàn với một máy tính hoặc mạng lưới cụ thể, bạn cũng có thể sử dụng nó để bảo vệ danh tính của mình, tránh những biện pháp chặn Internet và vượt tường lửa.

Về bản chất, một khi bạn cài đặt và chạy một dịch vụ VPN riêng biệt, máy tính của bạn sẽ thiết lập một kết nối an toàn với một tập hợp những máy chủ VPN có liên hệ với dịch vụ đó.

Yêu cầu bí mật của bạn xem một website bị chặn, chẳng hạn như YouTube, được gửi đến máy chủ VPN của bạn, mà từ đó gửi yêu cầu ẩn danh của bạn đến YouTube. YouTube sẽ trả dữ liệu về máy chủ VPN rồi máy chủ VPN sẽ bí mật gửi lại cho bạn. Như thể bạn truy cập trực tiếp YouTube, nhưng thực ra bạn sử dụng một mạng lưới khác để giấu địa điểm và danh tính của mình.

Có một vấn đề nhỏ: nếu một chính phủ biết được một máy chủ cụ thể đang được một công ty VPN sử dụng để tránh những biện pháp chặn Internet của họ, họ chỉ việc chặn website đó luôn. Đó là lý do vì sao trong nhiều trường hợp, các công ty VPN sử dụng nhiều máy chủ và thiết bị định tuyến, vì thế rất khó để chặn.

VPN có thể giúp tôi ra sao?

Do cấu trúc phân cấp của Internet, VPN nhìn chung khó có thể bị một chính phủ chặn chính xác vì nó rất khó nhắm mục tiêu và rất khó xác định. VPN cũng rất hữu hiệu trong việc che giấu danh tính và hoạt động trực tuyến của bạn, vì vậy nếu bạn sẽ tải lên hay tải về rất nhiều dữ liệu, hoặc bạn sợ bị trừng phạt vì hành động của mình, VPN có thể là một giải pháp hữu ích.

Một loạt những lựa chọn VPN có thể khiến bạn cảm thấy phân vân, ít nhất là vào lúc đầu. Có đủ mọi loại phương pháp khác nhau và những giao thức kỹ thuật mà mỗi mạng lưới sử dụng, và một VPN có thể không có tầm hoạt động giống hệt nhau. Đối với những người không hiểu biết nhiều về kỹ thuật, họ có thể cảm thấy ‘ngợp.’ Đừng quá chú trọng vào những chi tiết. Hãy tìm hiểu một chút và ý kiến của một vài người bạn đáng tin cậy có thể giúp bạn trong việc thu hẹp lại còn một lựa chọn.

Nhược điểm khả dĩ

Về vấn đề tránh kiểm duyệt, các chính phủ kiểm duyệt và giám sát Internet theo những cách khác nhau, và tùy vào việc bạn đang ở quốc gia nào mà VPN có thể không hoạt động tốt.

Ví dụ, Iran có xu hướng chặn truy cập trong nước tới những website cụ thể, sử dụng một danh sách nhiều những biện pháp chặn cụ thể và hay thay đổi. Vì những lý do nêu trên mà VPN là một công cụ hữu ích giúp len qua những biện pháp chặn cụ thể đó. Nhưng Trung Quốc sử dụng một hệ thống giám sát web rất khác mà những công cụ tránh kiểm duyệt khác có thể hữu ích hơn.

Có hai yếu tố khác có thể là gây ra vấn đề. Thứ nhất, để sử dụng VPN trước hết bạn phải tải về những file và những ứng dụng từ công ty VPN của bạn. Nếu bạn không thể tiếp cận được công ty này trên Internet, hoặc chính phủ của bạn chặn hay giám sát những thứ mà bạn tải về, đây có thể là một sự phức tạp nghiêm trọng.

Thứ hai, bởi vì lưu lượng truy cập của bạn được chuyển qua một loạt những máy chủ tại những địa điểm không được biết tới, VPN đôi khi có thể làm chậm đáng kể hoạt động trực tuyến của bạn. Đã có những người dùng ngưng hẳn dịch vụ này vì bực bội, nhưng làm như vậy họ lại để lộ danh tính của mình trên Internet.

Tóm lại

Nhìn chung, VPN có thể hữu hiệu trong việc bảo vệ danh tính của bạn và giúp bạn tránh những biện pháp chặn Internet. Tuy nhiên, VPN có thể bị giới hạn tùy thuộc vào chi phí, khả năng truy cập, độ phức tạp và quốc gia nơi bạn sống.

So sánh các công cụ Ẩn danh Tránh kiểm duyệt Dễ di chuyển Mã hóa
DNS
Freegate
PGP
Psiphon
TOR (The Onion Router)
UltraSurf
VPN (mạng riêng ảo)