X
Ký hiệu
  • Trung Quốc
  • Philippines
  • Đài Loan
  • Việt Nam
  • Brunei
  • Malaysia

Vùng biển tranh chấp

Binh lính Trung Quốc tuần tra trên đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) trước bia chủ quyền có nội dung: “Nam Sa là đất của ta, thiêng liêng bất khả xâm phạm,” ngày 9 tháng 2 năm 2016. REUTERS

Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các đảo ở Biển Đông và quyền tài phán đối với vùng biển lân cận. Trung Quốc cho rằng những nhóm đảo sau đây thuộc chủ quyền của họ từ thời cổ đại: Trường Sa (Nam Sa), Hoàng Sa (Tây Sa), Đông Sa, Bãi Macclesfield (Trung Sa).

Trung Quốc kiểm soát

Quần đảo Hoàng Sa: Đảo Phú Lâm, Đảo Linh Côn, Đảo Quang Hòa, Đảo Quang Ảnh, Đảo Hoàng Sa, Đảo Tri Tôn
Quần đảo Trường Sa: Đá Chữ Thập, Đá Subi, Đá Vành Khăn, Đá Gạc Ma, Cụm đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Châu Viên
Bãi cạn Scarborough: Một rạn san hô hình vòng nằm cách Philippines 230 kilômét và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1.000 kilômét

Map of China and the South China Sea

Lợi ích kinh tế chính

Ngư nghiệp: Theo Trung tâm Phân tích Hải quân ở Mỹ, Trung Quốc có ngành ngư nghiệp lớn nhất thế giới, đánh bắt khoảng 13,9 triệu tấn cá trong năm 2012, chiếm 17,4 phần trăm tổng sản lượng của thế giới.
Nhiên liệu hóa thạch: Giàn khoan dầu H-981 ở Quần đảo Hoàng Sa; Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), công ty duy nhất của Trung Quốc có công nghệ khoan biển sâu, mời thầu quốc tế đến khai thác năng lượng gần Quần đảo Hoàng Sa vào tháng 6 năm 2012 trong một hành động nhằm ngăn cản nhà thầu nước ngoài của Việt Nam khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt ở những lô dầu khí này. CNOOC cũng đưa giàn khoan nước sâu H-981 tới gần Quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5 năm 2014, dẫn đến những cuộc biểu tình dữ dội ở Việt Nam. Giàn khoan được đưa đi vào tháng 7, một tháng trước khi ​​hoàn tất những hoạt động khoan dầu theo lịch trình. CNOOC sau đó nói rằng họ đã có tất cả những dữ liệu cần thiết và sẽ nghiên cứu chúng ở Hải Nam.

Tuyến đường vận tải, thương mại: Theo Trung tâm Phân tích Hải quân ở Mỹ, những quan chức cao cấp của Trung Quốc đang lo ngại về an ninh thương mại trên biển, và rằng một bạch thư quốc phòng năm 2015 đã nêu bật nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường biển của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Du lịch: Những nỗ lực của chính quyền Hải Nam phát triển du lịch ở Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã vấp phải sự phản đối của những nước khác có tuyên bố chủ quyền.

Cơ sở hạ tầng trong vùng

Trung Quốc tăng tốc hoạt động bồi đắp đất và xây dựng cơ sở hạ tầng tại những tiền đồn ở Quần đảo Trường Sa vào năm 2014. Trung Quốc đã hoàn thành một đường băng dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập, cùng với những bãi đáp máy bay bằng bê tông trên Đá Subi và Đá Vành Khăn. Hình ảnh vệ tinh của CSIS [https://amti.csis.org/island-tracker/] chụp cả ba bãi đá cho thấy những nhà chứa máy bay chiến đấu được dựng lên hồi gần đây dành cho máy bay J-11, Su-30, máy bay ném bom H-6, máy bay vận tải Y-20 and Il-76 và máy bay trinh sát KJ-2000. Những cơ sở gần đó chứa radar và những hệ thống liên lạc, những ngọn hải đăng và những cơ sở quân sự.

  • Đá Chữ Thập
  • Đá Vành Khăn
  • Đá Subi
  • Đá Châu Viên
  • Đá Gạc Ma
  • Đá Ga Ven
  • Đá Tư Nghĩa
  • Đảo Phú Lâm
  • Bãi cạn Scarborough
  • Bãi Cỏ Mây

Tin mới nhất

Bồi đắp đất: Đá Chữ Thập

Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng sự hiện diện của mình ở Biển Đông bằng cách nhanh chóng phát triển những đảo nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã biến Đá Chữ Thập thành một cơ sở sẵn sàng phục vụ cho mục đích quân sự với một đường băng mà máy bay chiến đấu và máy bay thương mại lớn có thể hạ cánh trên đó.

Tháng 8 năm 2014

Những đảo nhân tạo nhỏ bé được tạo ra bằng việc nạo vét và bồi đắp cát lên trên những bãi đá san hô xung quanh.

Tháng 9 năm 2014

Cơ sở trên Đá Chữ Thập hiện bao gồm đê chắn biển, một cảng nước sâu, một đường băng, một đường chạy bộ, nhiều sân quần vợt và sân bóng rổ, một bệnh viện, một trang trại, những trạm radar, và những tòa nhà quân sự khác.

Tháng 11 năm 2014

Đường băng trên Đá Chữ Thập đủ dài (3km) để bất kỳ máy bay nào có thể đáp xuống đó, từ máy bay chiến đấu tới máy bay vận tải lớn hay máy bay thương mại.

Tháng 12 năm 0214

Ngoài việc leo thang căng thẳng địa chính trị, Trung Quốc cũng bị chỉ trích vì tác động môi trường đối với những hệ sinh thái rạn san hô mong manh vì hoạt động bồi đắp tàn phá của môi trường sống, gây ô nhiễm và làm gián đoạn những tuyến đường di trú.

Tháng 3 năm 2015

Trung Quốc đã tạo ra thêm gần 1.300 hectare diện tích đất mới.

Tháng 9 năm 2015

Để so sánh: Việt Nam bồi đắp khoảng 48 hectare; Malaysia khoảng 28 hectare; Philippines bồi đắp khoảng 5 hectare; và Đài Loan khoảng 3 hectare.

Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe, Bộ Quốc phòng Mỹ, Báo The New York Times

Thời biểu sự kiện